Ngày Không Vong là ngày gì?
Ngày không vong được dân gian biết đến như là ngày mất
mát, hao tài, tốn của – là một ngày cực kỳ xấu. Không chỉ kiêng kị làm những việc
lớn như khai trương, mở kho, mở hàng mà ngay cả xuất hành xa; dân gian cũng
kiêng kị ngày này.
Dù là người có cát tướng hay gặp
nhiều may mắn nhưng gặp phải ngày không vong vận may cũng tiêu tán hết ngay;
hao tài – tốn của.
Cách tính ngày không vong
Theo phong thủy từ xa xưa thì ngày
không vong được chia thành Đại không vong và Tiểu không vong
+ Đại không vong là gì: Là vị trí
giáp ranh của hai hướng mà kim độ la bàn lệch khỏi chính sơn quá 7 độ. Vào ngày
tiêu tài tiêu tán nhiều có thiệt hại lớn.
Ví dụ: như hướng Bắc (thuộc cung Khảm),
hướng Tây bắc (thuộc cung Càn), tọa độ của một căn nhà là 337 độ la bàn thì so
với sơn Hợi của hướng Tây bắc (Càn) nó cách vị trí chính kim là 7 độ (sơn Hợi
330 độ), so với sơn Nhâm của hướng Bắc (Khảm) thì nó chênh lệch so với chính
kim độ sơn Nhâm là 8 độ (sơn Nhâm 345 độ).
Vì thế trường hợp này là phạm ngày
Đại không vong. Cụ thể là nó thuộc ranh giới giữa hai hướng lớn. Nơi này có trường
khí hỗn độn, phức tạp.
+ Tiểu không vong là gì: Khi vị trí
hướng của công trình nằm ở ranh giới giữa hai sơn trong cùng một hướng nhưng
khác nhau về thuộc tính âm dương.
Thí dụ: Sơn Cấn chính kim là 45 độ,
sơn Dần chính kim là 60 độ (hai sơn này cùng thuộc hướng Đông bắc – Cấn), hướng
của công trình rơi vào 52 độ, như vậy tọa độ này cách chính kim sơn Cấn là 7 độ,
cách chính kim sơn Dần là 8 độ. Rất khó xác định trường khí của tọa độ này chịu
ảnh hưởng của sơn nào. Nên trường hợp này chính là Tiểu không vong.
Phàm khi làm những công việc lớn,
thì phải xem phong thủy thật tốt, để làm ăn luôn được suôn sẻ thật lợi.